Các tính năng bảo mật hệ thống LMS để dữ liệu đào tạo luôn an toàn
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi lựa chọn hệ thống LMS là an toàn dữ liệu. Với các hệ thống quản lý đào tạo, thông tin nội bộ dễ bị tấn công và không dễ dàng để xác định cũng như quản lý được những ai có thể truy cập được vào hệ thống đào tạo trực tuyến của doanh nghiệp.
Vậy hệ thống LMS cần có những tính năng nào để bảo vệ giữ liệu, tránh tình trạng rò rỉ thông tin ra bên ngoài. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của CLS nhé!
MỤC LỤC
1. Các tính năng bảo mật hệ thống LMS giữ an toàn cho dữ liệu của bạn
1.1. Trình chặn IP
Đây là tính năng cần thiết của một hệ thống LMS giúp quản trị viên chặn những địa chỉ IP xấu hoặc những địa chỉ IP bạn không mong muốn truy cập vào dữ liệu của mình. Bạn có thể thêm một số địa chỉ IP vào danh sách “cho phép” hoặc “bị chặn”. Điều này đảm bảo những kẻ tấn công ảo sẽ không thể truy cập vào tài liệu đào tạo nội bộ trực tuyến của doanh nghiệp bạn trên hệ thống đào tạo trực tuyến.

Tuy nhiên, tính năng này có một nhược điểm là bạn không thể chặn được hết tất cả địa chỉ IP. Đó là lý do vì sao áp dụng các biện pháp bảo mật hệ thống LMS khác là việc cần thiết.
1.2. Xác thực mật khẩu
Khi học viên đăng nhập vào hệ thống LMS, tên người dùng và mật khẩu của họ được truyền tới máy chủ từ xa. Ngoài ra cũng có các giao thức khác để đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập vào hệ thống đào tạo trực tuyến.
Xem thêm: Hệ thống LMS được sử dụng để làm gì và dành cho ai?
Ví dụ, người dùng chỉ có thể nhập mật khẩu tối đa ba lần trước khi hệ thống khóa tài khoản của họ. Điều này giúp ngăn chặn tin tặc hoặc các đối thủ cạnh tranh khác đoán được mật khẩu. Trong một số trường hợp, người dùng phải nhập mã hoặc lời nhắc được hiển thị để xác thực rằng họ không phải là người máy.
1.3. Chống thư rác
Tính năng bảo mật hệ thống LMS này giúp ngăn chặn thư rác có khả năng lấy cắp dữ liệu người dùng và xâm nhập trái phép vào thông tin nội bộ trong phần mềm dạy học trực tuyến. Do đó học viên của bạn sẽ không phải lo lắng về việc những kẻ gửi thư rác sẽ lấy được thông tin cá nhân của họ hoặc gửi cho họ những email tiềm ẩn nguy hiểm.
1.4. Chống vi rút
Vi rút có khả năng ăn cắp thông tin bảo mật và phá hủy hệ thống LMS của bạn. Hệ thống quản lý học tập LMS của CLS được trang bị phần mềm chống vi rút sẽ giúp bảo vệ dữ liệu người dùng và nội dung đào tạo nội bộ trực tuyến của bạn khỏi mối đe dọa ảo này. Ngoài ra, CLS cũng cung cấp cho bạn trình kiểm tra vi rút tích hợp để bạn có thể kiểm tra vi rút theo cách thủ công.
1.5. Lưu trữ dữ liệu dự phòng
Hệ thống LMS tự động sao lưu dữ liệu của bạn và cho phép bạn lưu thủ công những cập nhất mới nhất bạn vừa thực hiện trong nội dung đào tạo nội bộ trực tuyến. Do đó, nếu dữ liệu của bạn bị phần mềm độc hại làm hỏng hoặc bạn vô tình xóa mất nó, dữ liệu của bạn vẫn có thể được khôi phục.
.jpg)
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ E-learning lại có một giao thức sao lưu khác nhau. Ví dụ, một số có thể tiến hành sao lưu hàng đêm và lưu trữ thông tin vào dịch vụ lưu trữ phân tán, trong khi một số khác có máy chủ chuyên dụng của họ.
1.6. Mã hóa dữ liệu
Mã hóa dữ liệu trên hệ thống LMS đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp luôn được an toàn khi truyền đi giữa các ứng dụng. Do đó, bạn có thể dễ dàng tích hợp hệ thống của mình với công cụ của bên thứ ba mà không lo lắng đến việc dữ liệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
1.7. Bảo mật di động
Ngày nay, càng có nhiều người học trực tuyến trên các thiết bị di động. Vì vậy, hệ thống LMS của bạn phải có các tính năng bảo mật di động. Các tính năng này bao gồm mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng di động và ngăn chặn vi rút. Điều này rất cần thiết để bạn có thể khởi chạy phần mềm dạy học trực tuyến mọi lúc mọi nơi.
2. Mẹo hàng đầu để giữ an toàn cho hệ thống LMS của bạn
2.1. Tiến hành kiểm tra thường xuyên mức độ bảo mật của hệ thống LMS
Hãy tự mình kiểm tra các giao thức bảo mật của hệ thống LMS để đảm bảo mọi thứ vẫn vận hành đúng quy trình.
.jpg)
Ví dụ bạn có thể đăng nhập vào hệ thống từ thiết bị di động để đánh giá tính năng mã hóa và xác thực mật khẩu hoặc có thể cố gắng truy cập vào nội dung đào tạo nội bộ trực tuyến từ một địa chỉ IP mà bạn đã thêm vào danh sách chặn. Bạn cũng nên quét sạch những dữ liệu lỗi hàng tháng hoặc hàng tuần để hệ thống chỉ sao lưu những dữ liệu cần thiết. Điều này giúp bạn sắp xếp thông tin để có thể dễ dàng tìm thấy nội dung hoặc dữ liệu người dùng.
2.2. Đảm bảo các giao thức bảo mật được cập nhật thường xuyên
Những nhà cung cấp hệ thống LMS phải thường xuyên cập nhật các tính năng bảo mật để có thể theo kịp với những mối đe dọa tiềm tàng mới. Ví dụ như khi vi rút hoặc chiến thuật gửi thư rác khiến cho dữ liệu của có nguy cơ bị tàn phá. Hệ thống LMS có thể tự cập nhật các giao thức bảo vệ dữ liệu đào tạo nội bộ trực tuyến khỏi những điều này hoặc bạn sẽ phải truy cập vào trang web của nhà cung cấp LMS và tải về gói dịch vụ mới nhất.
2.3. Sử dụng bản dùng thử miễn phí
Bên cạnh việc hỏi nhà cung cấp về các biện pháp bảo mật mà họ có, bạn cũng nên yêu cầu được dùng thử hệ thống LMS miễn phí để bạn có thể kiểm tra trực tiếp các tính năng bảo mật. Bạn cũng nên xem xét đến việc một gói dịch vụ bao gồm những giao thức bảo vệ nào. Một số nhà cung cấp LMS tính phí bổ sung cho những dịch vụ bảo mật nâng cao nhưng chi phí ấy chưa là gì so với khoản thiệt hại doanh nghiệp bạn sẽ phải chịu khi dữ liệu đào tạo bị đánh cắp. Chưa kể, doanh nghiệp bạn sẽ bị mất uy tín nếu thông tin nhạy cảm rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp hệ thống LMS uy tín, chất lượng, độ bảo mật cao thì CLS là một lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp bạn. CLS cam kết bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp an toàn tuyệt đối. Chúng tôi sử dụng hệ thống bảo mật nhiều lớp và các chức năng bảo mật mới nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ sư và chuyên gia của CLS đồng hành “làm cùng doanh nghiệp” trong suốt quá trình triển khai và sử dụng. Hãy để lại số điện thoại và địa chỉ email hoặc liên hệ hotline: 0838.392.666 để được CLS tư vấn miễn phí và trực tiếp.