Điện toán đám mây mang lại lợi ích gì cho công ty Startup?
Việc khởi nghiệp một công ty không phải là một điều dễ dàng. Theo báo cáo của Forbes, 90% các công ty startup đều thất bại. Nếu bạn muốn công việc startup của mình thành công, bạn cần phải nắm bắt mọi cơ hội, lợi thế có thể có. Điều đó bao gồm việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp đào tạo, điều phối con người để giúp công ty của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Và một công nghệ chắc chắn có thể cung cấp, hỗ trợ bạn tất cả những điều đó là điện toán đám mây.
MỤC LỤC
1. Khả năng mở rộng vượt trội
Nhiều nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp khi mới thành lập công ty thường đặt ra câu hỏi là: “Liệu lưu trữ điện toán đám mây có đem lại lợi ích lâu dài cho công ty hay không?”. Câu trả lời là: “Có”. Lưu trữ điện toán đám mây không chỉ có lợi ích ngắn hạn mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho các tổ chức, doanh nghiệp. Điều này sẽ tốt hơn đối với các công startup, bởi những lợi ích này được tăng lên khi công ty phát triển và mở rộng về quy mô, số lượng nhân viên.

Đây là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp lại bắt đầu với dịch vụ lưu trữ VPS (Virtual Private Server), do khả năng mở rộng quy mô theo yêu cầu. Máy chủ ảo (VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý được chia thành nhiều máy chủ ảo, một máy chủ có thể chạy được nhiều hệ điều hành cùng một lúc.
Kết hợp với các chiến lược đám mây khác, công ty sẽ thuận lợi truy cập vào máy chủ ảo VPS. Một máy chủ lưu trữ trên nền tảng đám mây có thể phân chia nhiều tài nguyên hơn cho một website hoặc một dịch vụ khi nhu cầu sử dụng tài nguyên tăng lên. Điều này có nghĩa là tránh độ trễ ảnh hưởng đến doanh thu của một trang web, ứng dụng hoặc dịch vụ trực tuyến. Khi số lượng người dùng truy cập tăng lên, dịch vụ điện toán đám mây đáp ứng toàn bộ nhu cầu người dùng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
2. Khả năng tiếp cận cao
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập thì một lợi ích của điện toán đám mây đó là khả năng tiếp cận cao mà nó có thể cung cấp cho chủ công ty, người quản lý và những người khác. Với phần mềm truyền thống, các doanh nghiệp phải có quyền truy cập chính xác thì mới cài đặt được phần mềm đó và sử dụng nó.
Tuy nhiên, sau khi áp dụng công nghệ điện toán đám mây, người dùng chỉ cần kết nối internet, wifi là có thể cài đặt phần mềm để truy cập vào máy chủ đám mây ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ví dụ: Ở Việt Nam có phần mềm đào tạo trực tuyến CLS - Cloud Learning System cũng đã áp dụng công nghệ điện toán đám mây rất thành công và được nhiều người tin dùng.
Nhờ điện toán đám mây, các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư của công ty khởi nghiệp có thể tận dụng khả năng tiếp cận tuyệt vời này. Dữ liệu và phần mềm liên quan đến công ty có thể được truy cập ở mọi lúc mọi nơi, có thể là ở nhà, trong văn phòng, trên tàu điện ngầm, ngồi chờ xe bus hoặc thậm chí trên máy bay.
3. Khả năng bảo mật cao
Thực tế, các hacker, tin tặc thường tấn công chủ yếu vào các công ty nhỏ, mới thành lập. Chúng cho rằng các công ty mới khởi nghiệp thì khả năng bảo mật thấp, công nghệ, kỹ thuật áp dụng chưa cao, kém an toàn hơn. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp có thể sử dụng công nghệ điện toán đám mây để bảo vệ thông tin, dữ liệu của công ty khỏi những kẻ tin tặc.
.png)
Điện toán đám mây cung cấp giải pháp bảo mật an toàn cho các doanh nghiệp. Ví dụ như một số doanh nghiệp áp dụng phần mềm đào tạo trực tuyến E-Learning để đào tạo nội bộ, thì toàn bộ thông tin, dữ liệu sẽ được bảo vệ, giám sát thời thực của người dùng và tránh tình trạng gian lận, đánh cắp thông tin doanh nghiệp. Ngoài ra, các phần mềm áp dụng điện toán đám mây hiện đang được các nhà cung cấp dịch vụ E-Learning cho doanh nghiệp với mức giá phù hợp nên hầu hết các công ty khởi nghiệp đều có thể sử dụng được các dịch vụ này.
4. Hợp tác hiệu quả
Một trong những lợi ích khác của việc chọn lưu trữ điện toán đám mây là có thể cải thiện đáng kể khả năng cộng tác của người dùng trên hệ thống. Điều này nhờ vào phần mềm hỗ trợ đám mây đều có thể được truy cập từ mọi vùng miền, quốc gia. Người dùng có thể chia sẻ nội dung, tài liệu để làm việc chung trong một dự án, giao tiếp, trao đổi với nhau để hoàn thành dự án.

Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp những công ty startup nâng cao năng suất của mình. Như các phần mềm đào tạo trực tuyến cho phép tất cả người dùng tải dữ liệu, chỉnh sửa, bổ sung tài liệu chung, theo dõi tiến độ, lên lịch học tập và làm việc trong công ty. Hơn nữa, các phần mềm điện toán đám mây còn có thể giúp người dùng chia sẻ, phản hồi và thảo luận chiến lược cho công ty. Đây là một yếu tố quan trọng để một công ty startup lập kế hoạch và khởi động cho các hoạt động như hoạt động kinh doanh, quy trình đào tạo nhân viên,...
Là một công ty cũng đã áp dụng công nghệ điện toán đám mây ngay từ những ngày đầu thành lập, phần mềm đào tạo trực tuyến E-Learning CLS đã đem lại những lợi ích vượt trội cho các công ty, ngân hàng, khách sạn, nhà hàng, chuỗi siêu thị bán lẻ,... trong lĩnh vực đào tạo nội bộ. Bởi, phần mềm E-Learning CLS còn đầu tư thêm 3 server đặt tại FPT và VNPT để người dùng có trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Hiện tại, CLS vẫn đang là đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến trên nền tảng Cloud (đám mây) uy tín nhất trên thị trường Việt Nam. Chính vì những lý do đó, rất nhiều công ty từ công ty nhỏ đến các tập đoàn quốc tế đã sử dụng phần mềm học trực tuyến E-Learning CLS. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy gọi ngay hotline: 0838.392.666 để đội ngũ chuyên gia E-Learning CLS hỗ trợ tối đa nhé!