Khi lựa chọn hệ thống LMS các doanh nghiệp SME cần lưu ý những gì?
Ngoài các công ty, tập đoàn lớn, các doanh nghiệp thuộc nhóm SME cũng chính là đối tượng phù hợp để sử dụng hệ thống LMS. Vì hệ thống giúp doanh nghiệp tối ưu về thời gian, công sức cũng như là tập trung hóa hoạt động đào tạo nội bộ vào một nơi để dễ theo dõi, đánh giá và quản lý.
Hệ thống LMS hỗ trợ doanh nghiệp SME vừa có thể nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ nhân viên vừa có đủ thời gian để làm những công việc quan trọng phát triển kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn đã quyết định tìm kiếm hệ thống LMS cho riêng mình, thì hãy cùng E-Learning CLS tìm hiểu 8 điều cần lưu ý trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hệ thống LMS nào.
MỤC LỤC
1. Đăng ký tài khoản người dùng tại hệ thống LMS
Thông thường, đối với các công ty có quy mô lớn họ sẽ có một phòng ban riêng hoặc một số cá nhân sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý toàn bộ hệ thống quản lý học tập LMS khi đã được triển khai trong công ty.

Nếu doanh nghiệp SME của bạn không có nhân sự dành cho việc này thì việc tìm đến hệ thống LMS hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng tạo, quản lý các tài khoản của nhân viên trong doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng không muốn dành cả ngày chỉ để tạo tài khoản trên hệ thống và ảnh hưởng đến công việc của mình? Đối với hệ thống LMS của CLS hỗ trợ doanh nghiệp bạn tạo người dùng nhanh chóng trực tiếp tại phần mềm.
2. Hỗ trợ hình thức đào tạo đa dạng
Dù ở quy mô doanh nghiệp nào, nội dung đào tạo cũng đừng nên nhàm chán. Có thể ngay từ lúc đầu sử dụng doanh nghiệp chưa nghĩ đến các dạng nội dung mới, nhưng trong trong quá trình đào tạo sẽ có các nhu cầu phát sinh từ phía người học hoặc từ phía doanh nghiệp.
Khi lựa chọn hãy chọn hệ thống LMS hỗ trợ đa dạng nội dung từ đơn giản như PDF, Word, Powerpoint, Video cho đến các chuẩn E-Learning đặc thù như định dạng SCORM, quay hình giảng viên, hiện trường,... Hiện tại phần mềm quản lý học tập LMS đang hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp triển khai đa dạng các hình thức nội dung, kiến thức đào tạo.
3. Hỗ trợ tương tác giữa người học
Khi doanh nghiệp áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến, hầu như nhân viên sẽ chủ động học ở không gian riêng và thời gian phù hợp với bản thân. Điều này vừa có lợi lại vừa có hại, bởi người học sẽ đôi lúc cảm thấy không có động lực để tham gia vào khóa học do thiếu đi sự thúc đẩy của môi trường xung quanh như lớp đào tạo thông thường

Do đó, việc hệ thống LMS có tính năng giúp học viên có thể trao đổi với nhau và cũng như trao đổi với người phụ trách đào tạo của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Hệ thống quản lý học tập LMS không chỉ giúp tăng tính hợp tác và củng cố kỹ năng, kiến thức cho người học mà còn giúp họ cảm thấy được gắn kết cho dù là môi trường trực tuyến.
Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp là một phần trong xây dựng giải pháp E-Learning
4. Báo cáo tình trạng học tập của người học
Báo cáo kết quả, tình trạng của nhân viên qua hệ thống LMS rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp khi triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Từ góc độ quản lý, giải pháp E-Learning sẽ khiến họ không quản lý được như khi tham gia lớp đào tạo truyền thống.
Vì thế các tính năng báo cáo là điều bắt buộc phải có trên hệ thống LMS để doanh nghiệp có thể quản lý tình trạng học tập của từng nhân viên.
5. Hỗ trợ tính năng tự động hóa
Đào tạo nhân viên tại các tổ chức, doanh nghiệp sẽ luôn có những công việc lặp đi lặp lại thường xuyên,liên tục, điển hình như việc đào tạo cho các nhân sự mới. Nếu doanh nghiệp của bạn có lượng nhân sự mới ra vào liên tục thì tần suất thực hiện công tác đào tạo nội bộ sẽ tăng theo tỉ lệ thuận.
Sẽ tốt hơn nếu hệ thống LMS mà doanh nghiệp của bạn lựa chọn có thể tự động hóa được các công việc lặp lại và ít có sự thay đổi như thế này, để người phụ trách đào tạo có thể dành thời gian cho các việc quan trọng hơn.
Phần mềm quản lý học tập LMS sẽ có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động gửi các khóa học cho học viên theo cấp bậc và cũng như có thể tự động trong việc gửi đi các email nhắc nhở, thông báo người học.
6. Hệ thống LMS triển khai điện toán đám mây
Thông thường, có hai hình thức chính khi triển khai phần mềm LMS trên máy chủ và Cloud. Nhưng xét về ngân sách và thời gian, triển khai theo Cloud sẽ phù hợp với các doanh nghiệp SME hơn. Bởi đây là giải pháp có mức chi phí linh động có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp. Thời gian để triển khai, cập nhật, bảo dưỡng, bảo trì cũng sẽ nhanh chóng hơn.
7. Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật
Khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ, việc mà các doanh nghiệp gặp các khó khăn, thắc mắc, lỗi kỹ thuật là chuyện sẽ xảy ra chỉ thời sớm hay muộn. Do đó, nhà cung cấp hệ thống quản lý học tập LMS cho doanh nghiệp cần hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất để những vấn đề doanh nghiệp với đội ngũ chăm sóc khách hàng, kỹ thuật tốt để những vấn đề bạn gặp phải nhanh chóng được giải quyết.

8. Tương thích với nhiều thiết bị điện tử
Đây là điều chắc chắn không thể thiếu được khi chọn lựa hệ thống LMS, việc hỗ trợ truy cập trên nhiều định dạng sẽ giúp tăng sự tiện lợi và độ trải nghiệm của người học khi sử dụng hệ thống quản lý học tập LMS.
Nhân viên của bạn có thể chủ động tham gia vào khóa đào tạo vào những lúc rảnh rỗi hay giờ nghỉ trưa trên thiết bị di động như điện thoại thông minh, ipad, laptop,... Có phải sẽ rất bất tiện khi phải sử dụng một dạng thiết bị duy nhất cho việc học, đặc biệt nếu đó là những vật cồng kềnh như máy tính để bàn.
Hi vọng qua bài viết đã giúp cho các doanh nghiệp SME hiểu hơn về hệ thống LMS hỗ trợ người quản trị viên của doanh nghiệp trong việc quản lý các khóa đào tạo E-Learning. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu sử dụng hệ thống LMS hãy liên hệ ngay hotline: 0838.392.666 hoặc để lại email và số điện thoại ngay dưới bình luận để hệ thống E-Learning CLS tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.