Bí quyết để HR nhanh chóng thích nghi và phát huy tiềm năng thế hệ Gen Z
Thời buổi Gen Z (thế hệ sinh năm 1997-2015) ồ ạt chiếm lĩnh thị trường lao động, việc làm thế nào để các HR có thể chiêu mộ và phát huy được tối đa khả năng của thế hệ tiềm năng này trong vận hành doanh nghiệp là điều không hề đơn giản.
Gen Z được đánh giá là một thế hệ vô cùng nhanh nhạy, sống trong môi trường công nghệ liên tục phát triển và có tư duy sáng tạo rất cao. Gen Z sở hữu cá tính mạnh mẽ, có nhu cầu được thể hiện và tính liều lĩnh cao. Chính những ưu điểm đó đôi khi lại trở thành khuyết điểm khiến HR đau đầu trong câu chuyện quản trị và phát huy năng lực của họ.
3 điểm lưu ý CLS bật mí dưới đây chắc chắn sẽ giúp các HR có thể nhanh chóng "ứng biến" và thích nghi với muôn vàn cá tính Gen Z để từ đó phát huy hiệu quả nguồn nhân lực tiềm năng này.
1. Đừng mong có thể kìm kẹp hay "thuần phục" được nhân sự Gen Z
Bởi là một thế hệ rất độc lập, cá tính, luôn mong muốn được thể hiện bản thân và sáng tạo không ngừng đồng thời họ còn được sinh ra trong một môi trường đầy đủ điều kiện để cập nhật, phát triển toàn diện cả về tri thức, cảm xúc, tinh thần, thể lực... Chính vì vậy việc ràng buộc và cố gắng ép nhân sự Gen Z vào một khuôn mẫu thật sự là điều không tưởng. Như việc cố ép một quả bóng khí sẽ tới lúc chúng nổ tung và gây hại cho chính bạn, cũng là khi nhân sự Gen Z bị kìm hãm quá giới hạn sẽ phản kháng lại những yêu cầu của bạn và rời bỏ tổ chức, đồng nghĩa với việc HR đã mất đi nhân tố có thể đang rất tiềm năng với doanh nghiệp.
Vì vậy, hãy tạo cho họ một môi trường thoải mái, thỏa sức sáng tạo và làm chủ công việc. Nhưng hãy đảm bảo mọi hành động đều đi theo định hướng mục tiêu chung. Gọi nôm na là "thoải mái trong khuôn khổ".
2. Luôn tạo cho Gen Z cảm giác: "Họ là người có giá trị trong tập thể doanh nghiệp của bạn"
Cá tính mạnh mẽ và luôn mong muốn được thể hiện năng lực cá nhân, được công nhận khiến Gen Z dễ bị rơi vào cảm giác thất vọng, tụt "mood" công việc khi cảm thấy không được coi trọng, được ghi nhận ý kiến đóng góp và công sức làm việc. Thậm chí với nhưng Gen Z nhạy cảm hơn có thể nảy sinh những cảm xóc tiêu cực như việc cảm thấy mình không phù hợp với môi trường doanh nghiệp, không mang lại giá trị cho doanh nghiệp dẫn tới chán nản và từ bỏ.
Chính vì vậy, đừng quên khen ngợi, động viên đúng lúc để duy trì cảm xúc làm việc của họ, thúc đẩy họ hoàn thành công việc năng suất hơn và kích thích được sự sáng tạo, nhiệt huyết vốn có của thế hệ này. Để trở thành một HR giỏi thấu hiểu và biết cách "dụng người" với thế hệ GenZ này thì hãy luôn ghi nhớ "mood" công việc là điều vô cùng quan trọng để duy trì sự cống hiến của họ với doanh nghiệp.
3. Liên tục tạo động lực thúc đẩy năng lực làm việc và sáng tạo của nhân sự GenZ
Gen Z là thế hệ sáng tạo đột phá vì vậy đừng quên tạo cho họ cơ hội thể hiện bản thân và phát huy hết năng lực nội tại trong mỗi cá nhân. Cùng với đó việc tạo cơ hội phát triển là cách níu chân mọi nhân sự hiệu quả và cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất công việc.
Không phải là tất cả, nhưng nắm vững được 3 điểm này cũng giúp HR có thể thích nghi nhanh chóng và phát huy tối đa năng lực Gen Z tiềm năng cống hiến và đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh.