Đào tạo doanh nghiệp chưa bao giờ là không cần thiết. Tuy nhiên, trong thời kỳ kỹ thuật số, nhân viên không chỉ học tập trực tiếp và còn có thể tích hợp thêm học tập trực tuyến để hỗ trợ họ tiếp thu các kỹ năng áp dụng vào công việc của họ. Vì vậy khái niệm Blended Learning ra đời, giúp các cá nhân vừa học vừa làm một cách hiệu quả.
Hãy tìm hiểu 5 bước để áp dụng Blended Learning vào L&D, tối ưu hóa quá trình đào tạo nội bộ doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất làm việc và từ đó mang lại thành công cho tập thể.
Trước khi tìm hiểu về cách áp dụng Blended Learning vào L&D, hãy nắm bắt khái niệm của nó và những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp.
Blended learning hay học tập kết hợp, là hình thức áp dụng cả hình thức trực tuyến và trực tiếp vào giảng dạy trong trường học hoặc đào tạo doanh nghiệp. Việc tích hợp cả phương pháp giảng dạy và học tập truyền thống và hiện đại vào trong một bài giảng tạo ra môi trường học tập năng động và tích cực hơn, đảm bảo quá trình truyền tải cũng như tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Vì là sự kết hợp của cả 2 hình thức học tập trực tuyến và học tập trực tiếp nên blended learning không chỉ tồn tại các lợi ích của các hình thức này mà còn có những lợi ích riêng.
Đối với các cá nhân:
Đối với doanh nghiệp:
Cùng tìm hiểu các bước sau để áp dụng hình thức này vào đào tạo nội bộ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thành công trong triển khai Blended Learning và nâng tầm kiến thức và kỹ năng của các cá nhân một cách hiệu quả.
1. Xác Định Mục Tiêu Đào Tạo
Để đưa Blended Learning vào L&D, công ty cần đề rõ mục tiêu học tập, xác định các cá nhân cần mang lại hiệu quả gì cho tập thể. Sau đó lập ra các chương trình đào tạo phù hợp và phương pháp đào tạo hiệu quả để tối ưu hóa quá trình truyền tải kiến thức doanh nghiệp cho các cá nhân.
Tìm hiểu thêm: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO BÀI BẢN CHO DOANH NGHIỆP
2. Cân Nhắc Các Mô Hình Học Tập Kết Hợp
Các công ty có thể xem xét và lựa chọn ra một hoặc nhiều mô hình học tập kết hợp phổ biến để nâng cao hiệu quả đào tạo nội bộ doanh nghiệp như
3. Thiết kế nội dung đào tạo
Thiết kế bài giảng là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định thành công của chương trình Blended Learning vào L&D, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các yếu tố như sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, tích hợp đa phương tiện như hình ảnh, video, âm thanh,… và các tính năng tương tác như câu hỏi, trò chơi, thực hành, bài kiểm tra,…
4. Áp Dụng Công Nghệ Vào Thiết Kế Bài Giảng Đào Tạo
Một yếu tố được xem là thiết yếu để đưa Blended Learning vào L&D là sử dụng công nghệ. Bên cạnh các công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng chuyên nghiệp như Avina Authoring Tool, các doanh nghiệp nên tận dụng các hệ thống quản lý đào tạo để đăng tải và triển khai các bài giảng, theo dõi quá trình học tập của nhân viên, đảm bảo nội dung đào tạo được truyền tải đầy đủ và chính xác.
5. Đánh Giá Hiệu Quả Và Điều Chỉnh
Công ty nên đánh giá hiệu quả theo định kỳ để kiểm tra chất lượng bài giảng, tỷ lệ tham gia và hoàn thành khóa học của nhân viên, ý kiến phản hồi và hiệu suất làm việc của tập thể để xem xét và điều chỉnh chương trình đào tạo của mình một cách hợp lý.
Cloud Learning System được xây dựng trở thành một giải pháp toàn diện đào tạo doanh nghiệp, vừa là công cụ quản lý vừa tăng cường hiệu quả đào tạo, cho phép họ dễ dàng tổ chức, theo dõi và quản lý quá trình phát triển của nhân viên cùng các đặc tính: đa trình duyệt, đa thiết bị, đa nội dung và tiện ích.
Không chỉ vậy, CLS đơn giản hóa việc triển khai Blended Learning vào L&D, giúp tối ưu hóa quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả từ việc sử dụng các tính năng chính như quản lý nội dung học tập và người dùng, lưu trữ và phân phối khóa học, đánh giá và báo cáo chi tiết.
Học tập kết hợp là một xu hướng trong đào tạo doanh nghiệp, sự kết hợp hài hòa giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp này giúp các doanh nghiệp tạo ra các chương trình đào tạo đáp ứng với mục tiêu chung của họ cũng như nhu cầu riêng của các cá nhân bên trong. Hãy cùng CLS ứng dụng blended learning vào L&D để đào tạo nội bộ doanh nghiệp của bạn. Liên hệ để nhận tư vấn miễn phí.