Trong ngành dược, quản lý rủi ro quan trọng vì từng sai sót nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không ngờ tới. Vì vậy, để đảm bảo sản phẩm dược chất lượng và an toàn, đánh giá uy tín và sự bền vững, doanh nghiệp dược phẩm nên nhận biết những rủi ro để có những khắc phục hợp lý.
Làm sao để quản lý rủi ro trong công ty sản xuất dược phẩm? Cùng khám phá 5 loại rủi ro phổ biến và mô hình quản lý 5 bước giúp doanh nghiệp nhận diện, đánh giá và kiểm soát chúng.
Có vô vàn các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong đó, 5 loại dễ gặp và cần dự trù kế hoạch ứng phó để giảm thiểu tổn thất trong quản lý rủi ro trong công ty sản xuất dược phẩm bao gồm:
Trong trường hợp gặp trục trặc trong quá trình hoạt động, họ cần có những hành động để trở về quỹ đạo hoạt động bình thường hoặc đưa ra những hướng đi mới dể tạo ra những kết quả như dự kiến. Bên dưới là 5 giai đoạn từ xác định đến quản lý được rủi ro cần đưa vào đào tạo doanh nghiệp, để tập thể có thể chủ động ứng phó với các yếu tố tiềm ẩn.
Bước đầu trong quản lý rủi ro trong công ty sản xuất dược phẩm là xác định được RCA (Root Cause Analysis – nguyên nhân gốc rễ) của những trục trặc mà doanh nghiệp đang mắc phải. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tham khảo để tìm kiếm nguyên do từ các quy định về GMP (Good Manufacturing Practice – thực hành sản xuất tốt).
Công ty dược nên xây dựng ma trận rủi ro đánh giá mức độ và xác suất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dược, sức khỏe người tiêu dùng, uy tín doanh nghiệp hay thiệt hại tài chính. Tương tự, họ nên đo lường lỗi công thức hay các sự cố về nhân sự, thiết bị từ phân tích dữ liệu lịch sử để tìm các phương tiện hỗ trợ. Ví dụ như nhân viên tư vấn không chính xác do thiếu kiến thức về sản phẩm, công ty có thể sử dụng hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, giúp nhân viên trang bị thông tin cần thiết để tư vấn hiệu quả nhất.
Trong giai đoạn tiếp theo để quản lý rủi ro trong công ty sản xuất dược phẩm, họ có thể tận dụng các công cụ như FMEA (Failure Mode and Effects Analysis – Phân tích dạng lỗi và tác động) để xác định các biện pháp kiểm soát hiệu quả. Ngoài ra, theo dõi thường xuyên, đầu tư vào hệ thống kiểm tra chất lượng, lập kế hoạch đề phòng, cải tiến quy trình sản xuất và đào tạo nhân viên cũng là những đầu việc nên được thực hành để giảm thiểu các rủi ro.
Các dữ liệu, chỉ số về tai nạn, nguyên nhân gốc rễ, xu hướng rủi ro cần được báo cáo, thống kê, phân tích ngắn gọn, dễ hiểu nhưng rõ ràng, đầy đủ. Bên cạnh đó, công nghệ cũng nên được tích hợp vào quá trình này, không chỉ là các phần mềm quản lý chất lượng mà còn là hệ thống đào tạo trực tuyến để giảng dạy cho nhân sự về cách theo dõi và báo cáo dữ liệu.
Các rủi ro và kế hoạch ứng phó cần được xác định định kỳ, phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp dược phẩm, để đảm bảo độ phù hợp với thời điểm. Từ đó, doanh nghiệp nên không ngừng cải tiến hệ thống quản lý rủi ro, như sử dụng vòng tròn Plan-Do-Check-Act/PDCA và cải thiện đào tạo các phòng ban liên quan, để đáp ứng các yêu cầu mới và nâng cao hiệu quả trong việc quản lý rủi ro trong công ty sản xuất dược phẩm.
CLS không chỉ là một phần mềm đào tạo, mà còn là một hệ thống sinh thái hỗ trợ phát triển toàn diện doanh nghiệp trong ngành dược. Nền tảng quản lý đào tạo trực tuyến này hỗ trợ linh hoạt các doanh nghiệp trong việc truyền tải các kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng cần thiết trong quản lý rủi ro trong công ty sản xuất dược phẩm đến đội ngũ nhân sự của họ, cũng như đảm bảo nhân viên dễ dàng truy cập và học tập mọi lúc mục mọi ở mọi trình duyệt trên mọi thiết bị. Hơn thế nữa, hệ thống này hỗ trợ trực tuyến 24/7, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc để đảm bảo hiệu quả đào tạo cao nhất.
Qua các tính năng quản lý, lưu trữ và phân phối các khóa học có nội dung tương tác, bài tập thực hành và các bài kiểm tra, cũng như theo dõi và đánh giá tiến trình học tập của đội ngũ nhân viên, doanh nghiệp sử dụng CLS vừa giúp nhân viên nắm bắt những thông tin cần thiết, vừa đảm bảo độ hiệu quả của khóa học để lên các kế hoạch tinh chỉnh cần thiết. Nhờ đội ngũ am hiểu và chủ động trong việc quản lý rủi ro, doanh nghiệp có thể bảo vệ được uy tin và sự phát triển bền vững của mình.
Để rủi ro xảy ra trong ngành dược phẩm có thể gây tác động tiêu cực rất lớn đối với người tiêu dùng và cả doanh nghiệp dược. Việc quản lý rủi ro trong công ty sản xuất dược phẩm và sở hữu một đội ngũ nhân sự có thể nắm bắt và vận hành được các dự trù là tối quan trọng. Vì vậy, Hương Việt Group đã cung cấp ra một giải pháp tiết kiệm chi phí và thời gian mang tên CLS giúp các công ty dược nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhận tư vấn miễn phí tại đây!