5 điều không thể thiếu khi xây dựng hệ thống bán hàng hiệu quả
I. Chất lượng Sản phẩm/dịch vụ là yếu tố tiên quyết trong xây dựng hệ thống
Sản phẩm chất lượng hướng theo người sản xuất là sản phẩm có chất lượng phù hợp và đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của khách hàng với một sản phẩm. Hoặc nó được so sánh về mức đáp ứng nhu cầu với một tập hợp các yêu cầu và hệ thống tiêu chuẩn đã được thiết kế từ trước.
Chất lượng sản phẩm tốt là chất lượng sản phẩm đó đáp ứng tốt mức kỳ vọng hoặc trên mức kỳ vọng của người dùng với sản phẩm/ dịch vụ đó.
Yếu tố đầu tiên để người dùng quyết định có nên tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của 1 thương hiệu chính là chất lượng sản phẩm. Mức độ thỏa mãn nhu cầu sản phẩm/dịch vụ chính là thứ níu giữ người dùng đồng hành cùng doanh nghiệp. Nếu chất lượng sản phẩm không được người tiêu dùng đánh giá tốt thì chuỗi sẽ không thể tiếp tục phát triển vì không nhận được sự ủng hộ, trung thành từ khách hàng nữa.
Hệ thống dù có mở rộng, có nhiều đại lý, NPP tới đâu mà chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì họ chỉ có thể bán thời vụ. Nếu sản phẩm chất lượng kém dẫn tới nhu cầu thị trường thấp, không bán được hàng khiến NPP nhanh chóng rời bỏ hệ thống. Bởi vậy mới nói chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết để xây dựng hệ thống
Chất lượng Sản phẩm/dịch vụ là yếu tố tiên quyết trong xây dựng hệ thống
II. Đào tạo đồng bộ, bài bản giúp hệ thống bán hàng nhanh, đều đặn
1. Sẽ ra sao nếu nhân sự không được đào tạo bài bản, đồng nhất?
Nền tảng kiến thức và chuyên môn không đồng đều giữa các thành viên trong hệ thống khiến người bán được, người lại không.
- Thiếu hụt kiến thức (về sản phẩm/ dịch vụ, về doanh nghiệp) dẫn tới tư vấn sai, gây ảnh hưởng tới hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
- Không có quy trình đào tạo khiến nhân viên không thể phát triển được năng lực bản thân gây tâm lý chán và rời bỏ hệ thống sang làm cho đối thủ.
- Đào tạo không đồng nhất khiến nhân viên giỏi theo ‘bản năng’ khiến các cơ sở làm việc thiếu đồng bộ gây tình trạng ‘cảm tính’ trong công việc sẽ tạo nên 1 nhóm cửa hàng cùng bán sản phẩm chứ không phải là 1 chuỗi cửa hàng bán lẻ.
2. Vai trò của đào tạo khi xây dựng hệ thống bán hàng
Việc đào tạo bài bản, đồng nhất toàn bộ nhân sự của chuỗi bán lẻ sẽ giúp nhân viên hiểu rõ về doanh nghiệp và gắn bó với doanh nghiệp. Hơn nữa việc này khiến các thành viên bán hàng trong hệ thống có thể hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng chính xác, nhanh chóng Hơn nữa, việc đào tạo thường xuyên giúp nâng cao kỹ năng/ nghiệp vụ của nhân viên toàn hệ thống. Từ đó gia tăng điểm cộng với những khách hàng và giảm tối đa những thao tác thừa và chi phí do lỗi gây nên.
Nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh chuỗi bán lẻ vẫn đang chưa biết phải làm sao để đào tạo tinh gọn, hiệu quả cho toàn bộ phòng Sales.
Đào tạo có vai trò rất quan trọng trong phát triển hệ thống
Có thể bạn quan tâm
Top 4 phần mềm đào tạo hiệu quả cho doanh nghiệp được sử dụng nhiều nhất!
Quy trình đào tạo nhà phân phối ngành dược hiệu quả
3. Giải pháp đào tạo tinh gọn phát triển hệ thống bán hàng đồng bộ
Hệ thống đào tạo tinh gọn trực tuyến CLS E-learning sẽ là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp với khả năng tối ưu:
Đào tạo đồng bộ
Với CLS E-learning, hệ thống có thể đào tạo đồng bộ hàng trăm nhân sự trên 1 hệ thống duy nhất. CLS E-learning giúp mang tới những nội dung đào tạo thú vị, đa dạng, giúp nhân sự chuỗi dễ dàng ôn tập. Các nội dung đã được đào tạo được lưu trữ tại 1 nơi, dễ dàng tìm kiếm giúp dễ lấp đầy lỗ hổng kiến thức nhanh chóng.
Đào tạo tinh gọn
CLS E-learning giúp đào tạo bài bản hơn nhờ quy trình đào tạo cụ thể, rõ ràng để đào tạo viên cũng như học viên kiểm soát được lộ trình và khối lượng kiến thức cần đào tạo chính xác nhất.
CLS E-learning là hệ thống đào tạo tinh gọn, hiệu quả lớn nhất Việt Nam. Với khả năng vận hành trôi chảy trên đa nền tảng từ máy tính, điện thoại tới tablet không phân biệt hệ điều hành. Tương thích đa dạng nội dung bài giảng từ Video cho tới file word, excel, powerpoint thông thường hay các loại hình giảng dạy qua Zoom, định dạng Scorm,..
Hệ thống hoạt động trên nền tảng trực tuyến giúp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, công sức đào tạo. Đào tạo online giúp tiết kiệm thời gian tổ chức, mời, thông báo cho toàn hệ thống bán hàng.
Lợi ích cho các thành viên trong hệ thống bán hàng học tập phát triển như thế nào?
- Dễ dàng học tập hơn nhờ khả năng tương thích đa thiết bị, không giới hạn thời gian. Tạo cảm hứng cho học viên, giảm sự nhàm chán trong các buổi đào tạo trực tuyến.
- Dễ dàng ôn tập 24/7 mà không bị giới hạn về số lần ôn, luyện. Mọi nội dung học tập đều được lưu trữ để xem lại mọi lúc mọi nơi.
- Dễ dàng sử dụng nhờ 100% ngôn ngữ hướng dẫn tiếng Việt. Hiển thị trực quan có icon, đề mục cha, con dễ dàng theo dõi. Giao diện có thể tối ưu, thay đổi theo mong muốn của người sử dụng.
CLS E-learning ngày càng trở nên phổ biến vì khả năng tinh gọn đào tạo và tối ưu chi phí của hệ thống này.
III. Chuỗi bán lẻ không thể thiếu một bộ nhận diện đồng bộ
Một hệ thống bán lẻ không đồng bộ sẽ làm giảm ấn tượng và thiện cảm với khách hàng
Nhận diện hệ thống rất quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu về cảm nhận,hình ảnh trong tâm trí khách hàng.
Bộ nhận diện đồng bộ tạo nên sức hấp dẫn và cuốn hút khách hàng khi bước chân vào chuỗi. Hơn nữa, còn tạo nên dấu ấn quen thuộc khi khách hàng bước chân vào 1 cửa hàng bất kỳ trong chuỗi. Nhận diện còn được thể hiện từ hình ảnh, thái độ nhân viên tới sản phẩm, không gian.
Bộ nhận diện chính là dấu ấn, thiện cảm của khách hàng. Thương hiệu cần đồng bộ trên toàn hệ thống bao gồm: Cách thức kết hợp màu sắc, logo thương hiệu, layout tủ kệ hàng hoá, hệ thống biển bảng, định hướng nội dung, đồng phục nhân viên, cách thức tiếp cận, xử lý đơn hàng, văn hoá ứng xử giữa nhân viên - nhân viên, nhân viên - khách hàng, địa điểm cơ sở của hệ thống, cách thức trưng bày sản phẩm, bao bì sản phẩm.
Yếu tố nhận diện thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và hình ảnh hệ thống bán lẻ trong mắt khách hàng. Một chuỗi xây dựng hệ thống bán hàng hiệu quả là hệ thống có một bộ nhận diện đẹp, tốt từ đó xây dựng được niềm tin, yêu của khách hàng với chuỗi
Một số nội dung liên quan
Đào tạo kinh doanh cho đại lý bán lẻ như thế nào?
5 lời khuyên không thể bỏ qua để đào tạo người quản lý trong doanh nghiệp
IV. Cần 1 quy trình bán hàng chuyên nghiệp
Quy trình bán hàng chuyên nghiệp giúp dẫn dắt khách hàng đi đúng hướng doanh nghiệp/ người bán muốn. Khách hàng đi theo chủ đích giúp tối ưu doanh thu và tạo được thiện cảm tốt trong khách hàng. Ngoài ra, quy trình bán hàng chuyên nghiệp giúp xây dựng nên văn hóa, tác phong cho toàn chuỗi. Văn hoá tạo thành điểm cộng và tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng.
Dịch vụ bán là yếu tố quan trọng để giữ chân khách sau lần đầu tiên trải nghiệm chuỗi. Một sản phẩm tốt giúp khách hàng tới với chuỗi, một dịch vụ bán hàng tốt giúp khách hàng mong muốn gắn bó và trung thành với chuỗi hơn. Dịch vụ khách hàng tạo nên những trải nghiệm rất WOW của doanh nghiệp, giúp xây dựng nên tập khách hàng trung thành.
Dịch vụ bán hàng cần được chú trọng trong tất cả các giai đoạn trước - trong và sau bán. Dịch vụ giúp đảm bảo nhận được tối đa sự hài lòng của khách hàng và hiểu được nhu cầu thực tế của họ. Dịch vụ khách hàng tốt giúp hệ thống hiểu khách hàng sâu hơn, từ đó lựa chọn được những chiến dịch, những cách thức tiếp cận, chăm sóc khách hàng chu đáo để mọi khách hàng đều mang tới giá trị tối đa cho doanh nghiệp.
V. Quy trình nhân bản hệ thống thành công nhanh chóng
Đào tạo giúp đồng bộ quy trình bán hàng nhanh chóng, hiệu quả hơn
Lựa chọn quy trình nhân bản hệ thống phù hợp rất quan trọng với chuỗi bán lẻ. Việc lựa chọn được 1 quy trình phù hợp sẽ giúp hệ thống nhanh chóng nhân bản cơ sở ‘chuẩn’ - có nhận diện tốt, hình ảnh đẹp, bố cục sắp xếp hàng hóa thu hút, số lượng mặt hàng có doanh số tốt
Mô hình nhân bản hệ thống có thể thay đổi kết cấu của doanh nghiệp trong tương lai. Nhân bản giúp hệ thống phát triển bùng nổ, chiếm lĩnh thị trường hoặc gây ra sự khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp. Dưới đây là 1 quy trình nhân bản kinh doanh hiệu quả, CLS E-learning gửi tặng tới doanh nghiệp nha.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường bán lẻ
Nghiên cứu thị trường là việc làm rất cần thiết để doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan. Từ đó, đưa ra các quyết định về những hoạt động kinh doanh phù hợp.
Bước 2: Chọn tên, slogan chuỗi
Tên, slogan chuỗi cần dễ nhớ, dễ gây ấn tượng hoặc đơn giản là tạo nên sự liên tưởng giữa sản phẩm và thương hiệu. 2 yếu tố này chính là điểm chạm giữa doanh nghiệp và khách hàng để ghi dấu trong tâm trí khách hàng.
Bước 3: Chọn cách bài trí cho từng cơ sở
Cách sắp xếp giá kệ, bài trí sản phẩm có ảnh hưởng khá nhiều tới thành công của chuỗi. Bởi cách sắp xếp này, sẽ có những tác động định hướng vô hình tới hành vi mua của khách hàng về số lượng, khối lượng mặt hàng và lợi nhuận thuần doanh nghiệp thu được về từ 1 khách hàng.
Bước 4: Lên kế hoạch/chiến lược kinh doanh cụ thể
Một chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh hệ thống bán lẻ có được cái nhìn rõ nét về mục tiêu, định vị thị trường của mình. Từ đó, có những bước đi rõ ràng trên hành trình nhắm tới mục tiêu
Bước 5: Xây dựng quy trình dịch vụ bán hàng
Quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ giúp gia tăng sự chuyên nghiệp của hệ thống. Việc lựa chọn phương thức đào tạo các quy trình dịch vụ bán hàng cho doanh nghiệp dựa trên những dự đoán về các tình huống phát sinh
Sử dụng một hệ thống đào tạo trực tuyến (e-learning) sẽ giúp doanh nghiệp tinh gọn đào tạo và đồng bộ hiệu quả quy trình bán hàng hơn trong các tình huống: Quá trình bán hàng, trong mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng để có 1 quy trình xử lý phù hợp nhất tạo nên một hệ thống chuỗi chuyên nghiệp hơn.