Training Automation- đào tạo tự động chắc hẳn không còn là điều xa lạ với những tín đồ của nền tảng công nghệ giáo dục. Đào tạo kết hợp công nghệ tự động với nhiều tính năng hiện đại giúp doanh nghiệp xây dựng được một quy trình đào tạo chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp mới chỉ tiếp cận bước đầu với khái niệm Training Automation mà loay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Cùng CLS.vn chỉ ra 4 bước để triển khai mô hình Training Automation nâng cấp nguồn nhân lực doanh nghiệp.
Hệ thống kiến thức trung tâm là nền tảng kiến thức tối thiểu mà yêu cầu mọi đối tượng nhân sự trong doanh nghiệp cần phải có. Mục tiêu giúp nhân sự có hiểu biết ban đầu chính xác về doanh nghiệp, nơi mà mình đang cống hiến, hiểu về sản phẩm mình đang kinh doanh, quy mô của tổ chức, mọi thứ trong công ty đang vận hành như thế nào và nhân sự đang nằm ở đâu trong vòng tuần hoàn đó. Doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống kiến thức trung tâm khi triển khai Training Automation cần đảm bảo được những nội dung sau:
1. Giới thiệu doanh nghiệp: xuất thân doanh nghiệp, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu kinh doanh, tổng quan thị trường ngành
2. Nội quy, quy định của doanh nghiệp
3. Cơ cấu tổ chức, đặc thù và quy trình làm việc của doanh nghiệp, của từng phòng ban
4. Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu kỹ năng làm việc cơ bản cần có của nhân sự tại các phòng ban
5. Giới thiệu sản phẩm: nguồn gốc ý tưởng kinh doanh, tên sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu, giải pháp tính năng sản phẩm, các chứng nhận cho sản phẩm, uy tín với khách hàng...
6. Các chiến dịch, chiến lược kinh doanh đang triển khai hoặc đang hướng tới (theo năm, quý, tháng)
Doanh nghiệp sau khi có nội dung đào tạo cốt lõi có thể số hóa toàn bộ lên trên hệ thống đào tạo nhân sự trực tuyến. Hệ thống lưu trữ nội dung, sắp xếp chúng theo một lộ trình khoa học và phân quyền cho mọi nhân sự trong công ty. Truyền thông về giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp giúp nhân sự định hướng cho sự phát triển của bản thân, truyền bá hình ảnh thu hút thêm cả nhân sự tài năng bên ngoài. Việc rõ ràng trong cơ cấu tổ chức, chính sách sản phẩm hay quy định làm việc của doanh nghiệp cũng giúp nhân sự có thêm niềm tin và gắn bó lâu dài với công ty.
Sau khi đã xây dựng hệ thống kiến thức trung tâm, xây dựng hệ thống kiến thức theo phòng ban là bước cần thiết tiếp theo trong quy trình triển khai mô hình Training Automation. Bởi doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống những kiến thức căn bản mà tối thiểu nhân viên nào cũng cần phải nắm được, giúp họ có cùng định hướng và sẵn sàng đoàn kết cùng nhau thực hiện vì một mục tiêu chung. Tuy nhiên, đối với kiến thức mang tính chuyên môn cần áp dụng cho từng bộ phận, phòng ban riêng lẻ thì việc xây dưng chung kiến thức không còn là điều hợp lý. Nhân sự học tập sẽ có cảm giác bị chán nản, thiếu kiên nhẫn vì kiến thức học không mang lại giá trị chuyên sâu cho công việc mình làm, không phát triển thêm được những chuyên môn cần thiết. Khi xây dựng hệ thống kiến thức phòng ban, doanh nghiệp cần đảm bảo những nội dung sau:
1. Kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc theo từng vị trí
2. Quy định và quy trình làm việc riêng của từng phòng ban
3. Tiêu chí theo dõi và đánh giá nhân sự, kết quả công việc của phòng
4. Lưu trữ tài liệu, dự án, báo cáo công việc theo tháng/quý/năm/từng chiến dịch.
Một doanh nghiệp sẽ phát triển vượt trội nếu như có những cá nhân mạnh và tinh thần tập thể gắn kết chặt chẽ. Xây dựng thành công văn hóa học tập- gắn kết nội bộ mọi nhân sự trong công ty là yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công của quy trình đào tạo tự động mà doanh nghiệp triển khai. Có nhiều phương thức để thúc đẩy tinh thần học tập hiệu quả tại doanh nghiệp, tiêu biểu có thể kể đến như:
Tạo ra những cuộc thi, phát động phong trào trong nhân sự, khích lệ họ cùng học tập, cùng chia sẻ sẻ giúp nguồn nhân lực trong doanh nghiệp gắn kết hơn và phát triển hơn mỗi ngày.
Bước cuối cùng chính là quản lý, kiểm tra thường xuyên để đánh giá hiệu quả của quy trình đào tạo. Doanh nghiệp cần xây dựng bộ khung tiêu chuẩn để thường xuyên đo lường và đánh giá năng lực nhân sự, mức độ chủ động học tập của nhân sự cũng như chất lượng công việc sau đào tạo. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ có hướng điều chỉnh đào tạo kịp thời để phát triển nhân sự đồng đều, phù hợp với mục tiêu chung. Với hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, mọi hoạt động kiểm tra của bạn sẽ được tự động hóa hoàn toàn trên hệ thống, hỗ trợ ghi nhận kết quả đào tạo 24/7, lưu trữ báo cáo trực tiếp. Doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, đánh giá và đưa ra kế hoạch đào tạo tiếp theo phù hợp với thực trạng nhân sự.
CLS E-Learning là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp triển khai mô hình Training Automation nâng cấp nguồn nhân lực hiệu quả. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến CLS E-Learning đã áp dụng triển khai cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam. Đăng ký ngay tại: https://cls.vn/tu-van-mien-phi để nhận tư vấn giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của bạn từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu của CLS.vn.