Một mô hình hệ thống e learning cơ bản bao gồm những gì?
Các thành phần cơ bản trong mô hình hệ thống e-Learning
Chất lượng của một mô hình hệ thống e-Learning sẽ được nâng lên mức tối đa khi đáp ứng đầy đủ các thành phần sau:
1. Học viên tham gia học tập trong hệ thống e-Learning
Học viên trong hệ thống e-Learning tiếp tục đóng vai trò trọng tâm của hoạt động dạy và học. Hoạt động chính của học viên trên hệ thống e-Learning là:
- Tham gia các khóa học
- Hoàn thành các bài kiểm tra, đánh giá sau khóa học
- Đưa ra ý kiến phản hồi về chất lượng khóa học, trao đổi về nội dung đào tạo
2. Giảng viên - người chịu trách nhiệm về nội dung và tương tác với học viên
Là bộ phận đồng hành cùng học viên để hoàn thành các khóa học, đồng hành cùng quản lý để triển khai các mục tiêu đào tạo hiệu quả. Hoạt động chính của giảng viên trên hệ thống e-Learning bao gồm:
- Tạo các bài giảng cho hệ thống e-Learning bao gồm tạo mới và cập nhật thêm kiến thức mới cho bài giảng đã có.
- Cập nhật những thay đổi mới cho bài giảng trên hệ thống.
- Cung cấp tài liệu liên quan đến bài giảng, khóa học cho học viên.
- Theo dõi học viên bao gồm tiến trình học tập, phản ánh liên quan đến bài giảng, khóa học,...
- Tương tác trả lời thắc mắc của học viên nhằm hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời, tránh để ra sai sót không đáng có.
- Cung cấp đề thi, bài thi mẫu (nếu có).
- Tham gia phản ánh chất lượng hệ thống đề hoàn thiện.
3. Bộ phận quản lý đào tạo
Bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý chung cho các hoạt động dạy và học của mô hình hệ thống e-Learning. Do đó, có thể nói bộ phận quản lý đào tạo đảm bảo hoạt động của các bộ phận phận khác vận hành mượt mà. Đồng thời bộ phận quản lý đào tạo cũng căn cứ vào kết quả quản lý để nâng cao hơn nữa chất lượng của hệ thống.
Những hạng mục quản lý mà bộ phận quản lý đào tạo phải thực hiện là:
- Quản lý đề thi: tạo mới, lưu trữ, sắp xếp…
- Quản lý con người: học viên, giảng viên…
- Quản lý dữ liệu: bài giảng, khóa học, tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu, đề thi…
- Quản lý chương trình đào tạo: số lượng khóa học, nội dung khóa học…
- Quản lý báo cáo: theo dõi, giám sát, xuất dữ liệu báo cáo.
- Giám sát hoạt động dạy học, học và thi kết thúc.
- Truy xuất dữ liệu báo cáo liên quan nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống.
4. Bộ phận quản trị và vận hành hệ thống e-Learning
Góp phần đảm bảo cho mô hình hệ thống e-Learning hoạt động hiệu quả và nhanh chóng đạt được các mục tiêu đào tạo thì bộ phận quản trị, vận hành sẽ thực hiện các hạng mục sau:
- Tạo quy định cụ thể ngay từ đầu cho các vị trí liên quan có trong hệ thống theo từng chức năng chi tiết.
- Ban hành và áp dụng rõ quy định, miêu tả công việc từng vị trí liên quan để đảm bảo hiệu quả thực hiện giữa các cá nhân cũng như phòng ban.
- Trực tiếp quản lý và cấp quyền sử dụng hệ thống tương ứng cho từng vị trí người dùng.
- Kiểm tra giám sát việc sử dụng hệ thống đúng như quy định vận hành đã biên soạn.
Mô hình hệ thống e-Learning nào có 4 thành phần kể trên đã đủ để vận hành đảm bảo. Mỗi bộ phận trong hệ thống được phân chia thực hiện đúng đủ chức năng của mình, tránh hiện trạng chồng chéo, không hiệu quả. Bạn cũng có thể dựa vào những thành phần này để lựa chọn phần mềm đào tạo trực tuyến chất lượng để sử dụng.
CLS là mô hình đào tạo trực tuyến toàn vẹn được nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn áp dụng. Hệ thống được phát triển bởi Hương Việt với đầy đủ 4 thành phần như chia sẻ bên trên. Trong mỗi thành phần, CLS tạo sẵn chức năng thao tác nhằm hỗ trợ người dùng thao tác thực hiện một cách tối ưu và nhanh chóng. Ngoài ra, CLS còn được phát triển tối ưu với các tính năng dạy và học nhằm hỗ trợ người học, người dạy, người quản lý tốt nhất. Hệ thống quản lý học tập CLS còn được tích hợp thêm các tính năng mới tiện ích như: tổ chức họp trực tuyến, tương tác giữa học viên và người dạy để đảm bảo chất lượng học tập…
Dựa vào đặc tính sử dụng chuyên biệt mà mô hình hệ thống e-Learning được xây dựng và phát triển với các thành phần vận hành tiêu biểu. Từ học viên, giảng viên đến quản lý và quản trị, mỗi thành phần sẽ cùng nhau tạo nên một hệ thống e-Learning chất lượng cho người dùng. Đặc biệt, hiện nay có nhiều hệ thống e-Learning còn được tối ưu thêm các chức năng như kết nối mạng xã hội, tiện ích họp trực tuyến… nhằm gia tăng lợi ích của dùng cao nhất.