Kinh nghiệm soạn bài giảng e-Learning tương tác cao, thú vị người học đến phút cuối
Như thế nào được xem là một bài giảng e-Learning có độ tương tác cao?
Cách soạn bài giảng e-Learning thú vị, tương tác với học viên
Trong môi trường học trực tuyến, bài giảng e-Learning sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học. Do đó, chất lượng học có tốt không, có được học viên quan tâm hay không là ở chính nội dung, sự tương tác có được từ các bài giảng.
Để đảm bảo mang lại cho học viên - những người học trực tiếp sự thích thú, sự tương tác qua lại với nội dung đào tạo, khi soạn bài giảng e-Learning cần chú ý cách soạn bài như sau:
1. Mỗi slide training có một tương tác
Sự tương tác được thực hiện trên mỗi slide bài giảng e-Learning sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho việc học tập và giảng dạy. Không nhất thiết là những tương tác có sự phức tạp. Mà thay vào đó, chỉ cần là những tương tác nhỏ như gắp thả, kéo, chạm, click chuột… Mỗi slide bài giảng nên được tổ chức có ít nhất một hoạt động tương tác với người học. Để người học tham gia vào bài giảng như là một phần vốn có. Đây cũng là cách hiệu quả để nâng co khả năng sử dụng các phần mềm đào tạo trực tuyến có tích hợp tính năng soạn bài giảng E-Learning.
2. Thêm vào các câu chuyện minh họa cho từng bài học
Ví dụ minh hoạ cho bài học luôn cần thiết cho các bài giảng e-Learning. Điều này giúp cho học viên hiểu rõ hơn về nội dung bài học muốn truyền tải. Mặt khác, những câu chuyện minh hoạ cho từng bài học cũng là cách thay đổi hình thức truyền tải nội dung cứng nhắc sang hình thức mới mẻ. Người học dễ tiếp nhận, và bị thu hút đến nội dung nhiều hơn. Cách sáng tạo được đề xuất là minh hoạ bằng chính câu chuyện thực tế của học viên để tăng thêm tính cảm xúc, sự chú ý từ người học. Bạn có thể dễ tham khảo các kho bài giảng điện tử e-Learning của CLS để đưa các câu chuyện minh họa thú vị vào bài giảng của mình.
3. Hình ảnh tương tác 360 độ và hình ảnh 3D sống động là bí quyết
Nhờ các thành tựu công nghệ hiện đại hỗ trợ đào tạo là một trong những giải pháp được ưu tiên và khuyến khích cho các bài giảng e-Learning. Những giải pháp này góp phần mang lại sự tương tác cao từ người học với nội dung được giảng dạy và đào tạo. Hình ảnh tương tác 360 độ, hình ảnh 3D sống động thật sự là trải nghiệm tuyệt vời cho người học trong môi trường học ảo. Người học có cơ hội “thực tập” trước trong môi trường mô phỏng có tính thực tế cao. Điều này giúp gia tăng hiệu quả học tập cho người học.
4. Tạo môi trường mô phỏng cho người học qua các ví dụ thực hành
Cũng mang ý nghĩa tạo sự tương tác thông qua chính trải nghiệm của người học. Môi trường mô phỏng là môi trường có độ tương tác cao cho người học. Nhờ môi trường mô phỏng này mà người học có cơ hội thực hành, trải nghiệm thực tế. Sự tương tác là một trong những điều kiện để hoàn thành các chương trình được tạo ra trong môi trường mô phỏng. Việc không giới hạn trải nghiệm thực hành trong môi trường này cũng thu hút học viên chủ động tương tác nhiều hơn. Học viên nhờ đó cũng thuần thực các kỹ năng được đào tạo.
5. Đưa ra nhiều tình huống phân nhánh
Người soạn bài giảng e-Learning có thể tham khảo cách soạn bài giảng như 1 dạng mindmap. Hình thức soạn bài này chia nhỏ nội dung bài giảng theo tình huống phân nhánh. Từ nhánh lớn tương ứng với nội dung tổng thể đến nhánh nhỏ là nội dung chi tiết. Việc lựa chọn của học viên sẽ tạo nên nhiều kịch bản nội dung khác nhau cho bài giảng e-Learning. Như vậy, không ai khác, mà chính mỗi học viên khi tương tác đưa ra lựa chọn của mình chính là đã tự tạo nội dung bài học cho bản thân. Điểm lưu ý trong cách soạn bài này là người soạn bài cần lên được các kịch bản có thể xảy ra để đảm bảo hoạt động học hiệu quả.
Hiện công cụ hỗ trợ soạn bài giảng e-Learning có khá nhiều bao gồm bản trả phí và bản miễn phí. Trong trường hợp bạn dùng các hệ thống quản lý học tập và đào tạo nội bộ có thể tham khảo công cụ soạn bài giảng e-Learning được trang bị trong hệ thống CLS. Với hệ thống đào tạo nội bộ CLS, người soạn bài có được công cụ soạn bài giảng e-Learning chuyên nghiệp cùng E.learning Studio. Bài giảng đa dạng định dạng với nhiều tính năng tương tác từ hình ảnh, đến âm thanh, video cho bài giảng thêm sinh động.
Khác với nội dung bài giảng truyền thống, nội dung bài giảng e-Learning ngày càng có tính tương tác cao với người học. Điều này đã mang lại sự thích thú cho người học cũng như đảm bảo được hiệu quả và chất lượng đào tạo từ các bài giảng, khoá học.