CEO CLS: “Hệ thống E-Learning đắt tiền và chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn là một quan điểm sai lầm”
Năm 2020 được xem là năm bùng nổ của hình thức đào tạo và học tập trực tuyến E-Learning. Một phần lớn nhờ tác động của Covid-19 nên các doanh nghiệp, trường học không thể tiếp tục triển khai đào tạo bằng phương thức truyền thống cũ. Nhờ đó, E-Learning như “diều gặp gió”, phút chốc lên ngôi trở thành trọng điểm của thời kỳ chuyển đổi số 4.0.
Mô hình giáo dục trực tuyến E-Learning lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào năm 1999 tại Mỹ. Song, tới năm 2010, mô hình này mới chính thức du nhập vào Việt Nam. Tuy lệch nhịp so với thế giới nhưng Việt Nam lại được đánh giá là mảnh đất giàu tiềm năng để phát triển lĩnh vực công nghệ số này.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc áp dụng đào tạo trực tuyến vào trong doanh nghiệp chỉ mang tính thời điểm bởi đối với những doanh nghiệp nhỏ, việc đầu tư cho hệ thống E-Learning là không khả thi. Liệu E-Learning có được một vị thế vững vàng trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay, đặc biệt là sau dịch Covid-19?
Để hiểu sâu hơn về E-Learning đối với doanh nghiệp, chúng tôi đã có buổi trò chuyện cùng ông Nguyễn Minh Hiếu - chuyên gia đào tạo E-Learning - CEO công ty dịch vụ quản lý hệ thống học tập (CLS.VN) về những vấn đề của E-Learning đối với doanh nghiệp trong thời Covid.
PV: Ông nghĩ sao về việc các doanh nghiệp đang dần chuyển từ đào tạo truyền thống sang đào tạo online?
CEO CLS: Đây thực sự là một tin đáng mừng đối với các doanh nghiệp nói riêng và đối với Việt Nam nói chung. Việc chuyển sang áp dụng hình thức đào tạo online là một bước tiến thúc đẩy chuyển đổi số, đưa nền kinh tế Việt Nam tiến gần hơn với quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Từ trước tới nay, đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam đều sử dụng hình thức đào tạo truyền thống cho doanh nghiệp của mình. Tức là phải có địa điểm tổ chức, cơ sở vật chất đầy đủ, thời gian phù hợp với tất cả các nhân viên trong công ty, … thì mới có thể tổ chức một buổi đào tạo tập trung. Tuy nhiên, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho hình thức đào tạo này không hề nhỏ. Tiền thuê địa điểm, tiền đi lại, ăn uống, tiền đầu tư cơ sở vật chất, … có thể lên tới hàng chục triệu đồng. Chưa kể những hợp đồng cả trăm triệu đồng mà doanh nghiệp đã bỏ lỡ trong khi tổ chức những buổi đào tạo như thế.
Đưa E-Learning vào trong hệ thống đào tạo của doanh nghiệp, tôi đánh giá đây là một giải pháp vô cùng thông minh. Khác với những hình thức học online theo kiểu giảng dạy meeting khó kiểm soát được học viên thì với E-Learning, các bài giảng có thể được lưu trữ trên hệ thống, người học có thể học mọi lúc mọi nơi. Việc tương tác trong các buổi học cũng dễ dàng hơn, hay cả việc kiểm tra chất lượng nhân sự cũng không còn là vấn đề khó khăn nữa.
PV: E-Learning “nở rộ” trong các doanh nghiệp khi Covid-19 bùng phát. Vậy ông có nghĩ khi dịch Covid-19 dập tắt, E-Learning cũng sẽ bị dập tắt theo?
CEO CLS: E-Learning xuất hiện trên thế giới từ năm 1999 và bắt đầu du nhập vào Việt Nam năm 2010. Tức là trong 2 thập kỷ qua, E-Learning vẫn đang phát triển. Theo một báo cáo về thị trường E-Learning thì từ năm 1999 đến nay, doanh thu của thị trường này đã tăng 900%. Điều đó chứng tỏ rằng dù không có dịch Covid-19 thì E-Learning vẫn phát triển. Covid-19 chỉ được coi như là một “cú hích” giúp E-Learning phất lên như diều gặp gió. Đây cũng có thể xem là cơ hội vàng cho ngành E-Learning khẳng định vị thế của mình trên toàn cầu.
E-Learning đủ ưu việt để người dùng có thể cảm nhận được nó mang lại nhiều hữu ích như thế nào cho bản thân và cho doanh nghiệp. Vậy nên chúng ta không cần phải lo lắng rằng E-Learning cũng sẽ bị dập tắt khi Covid dập tắt. Bởi những tính năng thông minh và hiện đại của E-Learning sẽ khiến cho người dùng nhận thấy tính thiết thực của nó và nó bổ trợ rất nhiều cho công tác đào tạo tại doanh nghiệp. Tôi tin chắc là như thế!
PV: Nhiều người cho rằng E-Learning đắt tiền nên chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
CEO CLS: Hệ thống E-Learning đắt tiền chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Và quan điểm E-Learning đắt tiền cũng vô cùng sai. Ưu điểm của E-Learning chính là giúp các doanh nghiệp tối giản hóa tất cả các chi phí mà hình thức đào tạo truyền thống đã chi trả. Ví dụ như các chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất hay chi phí ăn uống, đi lại, … Nếu xét về mặt quy mô, những doanh nghiệp loại nhỏ có khoảng từ 10 đến 20 nhân viên thì lại là bài toán quá dễ dàng đối với E-Learning. Chính những doanh nghiệp nhỏ như thế mới cần tiết kiệm chi phí hơn các doanh nghiệp lớn nên sử dụng E-Learning là một lựa chọn vô cùng hợp lý.
Ví dụ một doanh nghiệp với quy mô nhỏ, ít nhất cũng phải tuyển 1-2 chuyên viên đào tạo với mức lương thấp nhất mỗi tháng là 10 triệu/chuyên viên. Chưa kể, khi nhân sự đó nhận việc, sẽ mất ít nhất khoảng 1 tuần học việc tương đương với khoảng 2,3 triệu/chuyên viên. Tức là doanh nghiệp sẽ phải chi ít nhất hơn 2 triệu cho một nhân sự đào tạo mà vẫn chưa thể thu về giá trị trực tiếp cho công ty. Song, cũng với chi phí đó đầu tư cho E-Learning, doanh nghiệp đã có thể đào tạo và nâng cao chất lượng của hàng chục nhân sự trong một doanh nghiệp với quy mô nhỏ.
Nói chung, E-Learning dành cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn. Mỗi một mô hình doanh nghiệp sẽ có những gói E-Learning với số lượng user, dung lượng lưu trữ,… phù hợp. Bởi vậy, các doanh nghiệp nhỏ không cần phải lo lắng E-Learning đắt tiền và không phù hợp với mình nữa.
PV: Với vai trò là Giám đốc của 1 đơn vị tiên phong trong E-Learning, ông có những đánh giá gì về lĩnh vực E-Learning hiện nay và trong tương lai?
CEO CLS: Không chỉ đối với Việt Nam mà trên cả toàn cầu, E-Learning đang là một lĩnh vực có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Riêng với CLS, tính tới thời điểm hiện tại đã có tới hơn 5000 doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hệ thống E-Learning của CLS. Con số này tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ vào thời điểm dịch Covid bùng phát trong thời gian vừa qua. Song, sau khi trải nghiệm hệ thống, CLS đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía người dùng. Hầu hết người dùng đều rất hài lòng với hình thức đào tạo và học tập trực tuyến này và họ mong muốn doanh nghiệp sẽ áp dụng E-Learning nhiều hơn vào quá trình đào tạo trong tương lai.
Theo các chuyên gia dự báo, tới năm 2025, con số mà ngành E-Learning đạt được là khoảng 325 tỷ USD. Đây quả thực là một con số không hề nhỏ và tôi cũng tin chắc chắn rằng ngành E-Learning hoàn toàn có thể đạt được và thậm chí còn đạt được những thành tựu cao hơn thế nữa. Song, để đạt được như thế thì cũng cần phải có sự cố gắng, nỗ lực không chỉ các chuyên gia trong ngành mà còn với những đơn vị đang phân phối và phát triển E-Learning. Từ những khâu kỹ thuật phần mềm cho tới khâu chăm sóc trải nghiệm khách hàng cũng cần phải thật chỉn chu.
E-Learning chắc chắn sẽ còn phát triển trong tương lai và trở thành một xu thế mới của thời kỳ công nghệ số 4.0 trên toàn thế giới.
PV: E-Learning chắc chắn còn phát triển hơn nữa, cũng đồng nghĩa với việc trong tương lai, lĩnh vực này sẽ có nhiều cạnh tranh. Là lãnh đạo, các ông đã có kế hoạch gì để CLS có thể tiến xa hơn nữa ở Việt Nam và ra cả Đông Nam Á?
CEO CLS: Tất nhiên với tầm nhìn “Trở thành đơn vị cung cấp giải pháp E-Learning cho doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á”, chúng tôi cũng có những kế hoạch cụ thể để giúp CLS đạt được mục tiêu của mình. Để có thể đem đến cho người dùng những trải nghiệm hệ thống tốt nhất, mọi chiến lược của chúng tôi tập trung chủ yếu vào việc nâng cấp chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ khách hàng.
Đối với sản phẩm, CLS luôn không ngừng cố gắng hoàn thiện hệ thống tối đa đáp ứng nhu cầu từ cấp Quản lý, tổ chức đào tạo đến cá nhân những người học sử dụng để học tập là những CBNV trong mỗi doanh nghiệp.. Từ đó tăng trải nghiệm người dùng khi sử dụng sản phẩm và hướng tới đáp ứng được nhu cầu của toàn bộ doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam và Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề cao tôn chỉ “Làm cùng khách hàng”, xây dựng thành một nét văn hóa thương hiệu riêng của CLS. Đồng thời, luôn lắng nghe khách hàng, hỗ trợ khách hàng tối đa 24/7 để giải quyết tốt nhất các vấn đề mà họ khúc mắc trong quá trình sử dụng phần mềm E-Learning CLS.
Phần mềm đào tạo trực tuyến E-Learning CLS đang được nhiều người dùng sử dụng và đánh giá cao về những tính ưu việt của hệ thống. Trong thời kỳ phát triển công nghệ số, có thể góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và được nhiều khách hàng tín nhiệm là một niềm tự hào lớn của CLS.
Chúng tôi luôn ở đây làm việc 365 ngày/năm, làm việc theo triết lý “Lợi tha”, tức là làm việc vì thành công, lợi ích của khách hàng, làm cái gì cũng nghĩ cho khách hàng, đặt mình vào vị trí của khách hàng trước tiên.
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
Ngoài ra, CEO CLS cũng đã có buổi trả lời buổi phỏng vấn với phóng viên báo CafeF về vấn đề: "Hệ thống E-Learning đắt tiền và chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn là một quan điểm sai lầm”. Để biết thêm thông tin và hiểu rõ hơn về hệ thống E-Learning CLS, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm tại đây.