Cách soạn bài giảng e-Learning kinh nghiệm từ A-Z cập nhật 2020
Cách soạn bài giảng E-Learning từ A-Z được cập nhật mới nhất
Bước 1: Chọn công cụ soạn bài giảng e-Learning thích hợp
Có nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng e-Learning đang được sử dụng phổ biến như: Presenter, Lecture Maker, iSpring Suite, Captivate, Articulate, Camtasia… Tuy nhiên tất cả những công cụ soạn giảng trên đều của nước ngoài, chưa có bản tiếng Việt nên sẽ gây khó khăn cho người dùng không giỏi ngoại ngữ khi sử dụng. Vì vậy, nhu cầu của người dùng là cần những công cụ có thể tạo được các bài giảng e-learning hấp dẫn, nhưng thao tác đơn giản, dễ sử dụng.
Ảnh minh họa
Đối với các phần mềm soạn bài giảng trong nước, bạn có thể tham khảo phần mềm soạn giảng Avina. Bộ công cụ này được tích hợp nhiều tính năng ưu việt phục vụ cho việc soạn bài giảng e-Learning như: câu hỏi tương tác, bản đồ tư duy, cho phép chỉnh sửa video, quay màn hình, ghi hình, lồng âm vào bài giảng... Avina có hỗ trợ cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh nên việc sử dụng rất đơn giản và hiệu quả.
Bước 2: Nghiên cứu trước về đối tượng và chủ đề bài giảng
Trước khi tiến hành xây dựng nội dung bài giảng, người dạy cần phải tìm hiểu nhu cầu đào tạo của người học. Các thông tin cần tìm hiểu cụ thể như: đối tượng bài giảng hướng đến là ai, vị trí công việc, mong muốn được đào tạo nội dung gì, thích thức khóa học yêu thích như thế nào…. Từ đó người dạy sẽ định hướng được nội dung cần triển khai trong bài học, đáp ứng được nhu cầu mong muốn được đào tạo của người học và nâng cao hiệu quả đào tạo.
Ảnh minh họa
Bước 3: Xây dựng nội dung bài giảng
Sau khi đã xác định được các nội dung đào tạo và phương thức đào tạo, người dạy sẽ bắt đầu lên xây dựng nội dung bài giảng. Đặc thù của bài giảng e-Learning là kết hợp đa phương tiện hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng để tạo nên một bài giảng chất lượng phù hợp với môi trường đào tạo trực tuyến. Cho nên khi soạn kịch bản, người soạn bài giảng e-Learning sẽ phải chú ý đến các bước dạy học, các mục tương tác với người học, các câu hỏi, các lời dẫn… Mỗi một yếu tố này khi lắp ghép lại với nhau tạo nên một kho bài giảng điện tử e-Learning hoàn chỉnh và đảm bảo hiệu quả giảng dạy, thu hút người học tập trung học tập tốt nhất. Tuy nhiên kinh nghiệm của nhiều người soạn bài giảng e- Learning là không nên quá làm dụng hiệu ứng tránh gây nên sự xao nhãng, mất tập trung trong quá trình học.
Ảnh minh họa
Bước 5: Kiểm tra lại bài giảng hoàn chỉnh, đơn giản và dễ hiểu
Trước khi xuất bản, người soạn bài cần kiểm tra lại vài lần trước khi đóng gói bài giảng. Những việc nên làm như: chạy thử chương trình, kiểm soát lỗi, kiểm tra hiệu ứng âm thanh và hình ảnh…Bước này cũng là cơ sở đánh giá nội dung giảng dạy có đáp ứng được mục tiêu đào tạo mà doanh nghiệp hướng đến hay không. Tuỳ vào chương trình và mục đích đào tạo của doanh nghiệp mà ở mỗi bước thực hiện, người soạn bài giảng e-Learning sẽ chủ động vận dụng linh hoạt nhằm đảm bảo chất lượng bài giảng.
Với hướng dẫn những cách soạn bài giảng e-Learning trên đây, bạn có thể vận dụng linh hoạt để cho ra đời bài giảng e-learning hấp dẫn và thu hút người học. Chúc bạn tạo được các khóa học thú vị và đạt hiệu quả đào tạo cao nhất.