4 Dạng video thường xuất hiện trong các chương trình đào tạo trực tuyến 2020
Bạn có thể tham khảo qua các dạng video thường được dùng để tạo nên những bài giảng của hình thức đào tạo trực tuyến. Mỗi dạng video này có cách thể hiện khác nhau để có thể truyền tải nội dung nhanh chóng đến người học, người xem.
4 Dạng video thường gặp trong các bài giảng đào tạo trực tuyến
1. Video với văn bản, chữ viết chuyển động
Đây là dạng video thường thấy nhất trong các bài giảng đào tạo trực tuyến. Trên màn hình, khi video được mở, văn bản - chữ viết cùng hình ảnh, màu sắc, biểu tượng… có sự chuyển động theo thời gian. Tất cả những yếu tố này nhằm truyền tải nội dung muốn diễn đạt của bài giảng.
Video dạng văn bản mang tính đơn giản, dễ thực hiện. Khi soạn bài cần quan trọng phần văn bản rõ ràng, cân đối về kích cỡ, màu sắc. Các yếu tố hỗ trợ như: hình ảnh, biểu tượng, phông nền… nếu sử dụng cũng cần cân nhắc tính hợp lý, phù hợp và mang lại tính thẩm mỹ cho toàn bộ nội dung bài giảng.
Dạng video này thường dùng để giải thích các số liệu, hoặc để giới thiệu một nội dung nào đó sẽ phù hợp hơn.
2. Video dạng hoạt hình
Với dạng hoạt hình, video được trình bày như một câu chuyện có nội dung rõ ràng, cụ thể. Người xem theo dõi xuyên suốt từ đầu đến cuối để hiểu được câu chuyện truyền tải. Ở đây câu chuyện chính là nội dung bài giảng cần đào tạo.
Video dạng hoạt hình có các hình ảnh được vẽ bằng tay hay đồ họa với chuyển động nhanh chóng qua từng khung hình. Câu chuyện được xây dựng có cấu trúc. Song song việc dùng hình ảnh là có văn bản chú thích và cả âm thanh minh hoạ đi kèm để người xem tiện theo dõi và nắm nội dung bài học.
Hình thức bài giảng này có khả năng tạo được sự thu hút, thích thú ở người xem vì có cốt truyện. Câu chuyện được kể càng hấp dẫn thì càng thu hút được sự chú ý theo dõi. Vì vậy khi soạn bài nên chú trọng việc tạo ra câu chuyện hấp dẫn. Câu chuyện nên có thắt có mở, có tình huống để tạo được sự ấn tượng với người xem. Những yếu tố tạo hiệu ứng như hình ảnh, âm thanh cũng nên được sử dụng cùng để gia tăng chất lượng cho dạng bài giảng hoạt hình.
3. Webinar
Trong khuôn khổ một buổi họp trực tuyến, chương trình sẽ được quay lại và được dùng như một bài giảng đào tạo. Nội dung đào tạo có thể là toàn bộ buổi hội thảo nhưng cũng có thể chỉ sử dụng một phần.
Video dạng Webinar không quá khó thực hiện. Khi có hội thảo trực tuyến là đã có thể quay để có dữ liệu soạn bài giảng. Lưu ý với định dạng bài giảng này cần chọn góc đặt máy quay để có được hình ảnh, âm thanh tốt nhất. Các hiệu ứng, biên tập chỉnh sửa hậu kỳ sẽ được thực hiện sau đó.
Video dạng này mang tính nhất thời vì có thể nội dung họp trực tuyến chỉ phù hợp tại thời điểm diễn ra buổi họp. Nên việc lựa chọn nội dung để soạn bài giảng Webinar cần được xác định kỹ lưỡng nhằm tránh lãng phí thời gian thực hiện cũng như bị hạn chế việc tái sử dụng lâu dài.
4. Video tương tác
Dạng video tương tác yêu cầu có sự tương tác trực tiếp của người xem, người học. Video bài giảng không tiếp tục được nêu không có sự tương tác này. Ví dụ như bạn cần tương tác để chuyển sang nội dung khác, hoặc bạn cần tương tác để lựa chọn tiếp tục bài giảng… Các tương tác được thiết kế trong bài giảng video tương tác thường là động tác nhấp, cuộn, di chuột hoặc làm quiz, video 360… Người thiết kế bài giảng e-learning sẽ linh động chọn lựa hình thức tương tác để bài giảng có thêm sự thu hút, ấn tượng với người xem.
Ngoài tính năng tăng sự hấp dẫn cho bài giảng thì video tương tác được đánh giá là tạo được sự chú ý, tập trung cao ở người xem. Có thể nói, sự tương tác của người xem sẽ tạo nên một bài giảng hoàn thiện ở định dạng video tương tác.
Các định dạng video trên đây hiện được sử dụng nhiều để xây dựng bài giảng cho các chương trình đào tạo trực tuyến. Tuỳ vào nội dung cần truyền tải mà mỗi dạng video sẽ có sự đáp ứng tương ứng theo nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, dù chọn dạng video nào để triển khai soạn bài giảng thì người thiết kế cũng cần đánh giá sự phù hợp trước tiên. Sau đó, mới tính đến việc sử dụng thêm các hiệu ứng về hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng để làm đẹp hơn cho bài giảng. Bởi mục tiêu cuối cùng của mỗi bài giảng, mỗi video được thiết kế là truyền tải được nội dung đến người học, người xem hiệu quả nhất.
Sự hấp dẫn trực quan của định dạng video đã mang lại cách tiếp nhận thông tin, nội dung một cách dễ dàng và nhanh chóng. Cho nên việc áp dụng hình thức này vào chương trình đào tạo trực tuyến là hoàn toàn phù hợp và cần được ưu tiên triển khai áp dụng.