Flag
Đăng nhập cổng đào tạo
Flag

10 Loại nội dung nên lồng ghép vào các bài giảng e-learning để tăng hiệu quả đào tạo

Thực tế đã chứng minh, hình ảnh có khả năng thu hút và kích thích sự tò mò nơi người nhìn hơn là ngôn ngữ và lời nói thông thường. Đó cũng là sự lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội hình ảnh như: Pinterest và Instagram, là lý do tại sao các bài đăng có hình ảnh trên Facebook và Twitter thường có tỷ lệ người thích và chia sẻ nhiều hơn so với bài đăng không kèm hình ảnh. Hiểu được điều này, để trả lời cho câu hỏi: “Cách để nâng cao hiệu quả của bài giảng e-learning là gì?” CLS.vn mời bạn tham khảo 10 loại nội dung nên được lồng ghép vào các bài giảng trực tuyến do chúng tôi tổng hợp, hứa hẹn sẽ khiến học viên của bạn cảm thấy thú vị và hào hứng với việc học hơn bao giờ hết!

1. Ảnh chụp

Những bức ảnh chụp có ý nghĩa và phù hợp sẽ khuấy động cảm xúc của khán giả và khiến họ phải chú ý đến nội dung. Lựa chọn hình ảnh phù hợp còn có tác dụng giải thích vấn đề học tập hay các kiến thức phức tạp vốn đang làm người đọc cảm thấy khó hiểu. Đồng thời, một hình ảnh đúng đắn cũng góp phần giúp nội dung của bạn gắn bó trong tâm trí người học hơn. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi lạm dụng công cụ trực quan mạnh mẽ này bởi sử dụng những hình ảnh không phù hợp có thể mang lại hiệu quả ngược lại so với ý đồ bạn mong muốn. Sau đây là các tips bạn có thể áp dụng để bài giảng e-learning thêm phần sinh động:

  • Chỉ sử dụng ảnh chụp có độ phân giải cao, hấp dẫn và thu hút người học ngay lập tức. 
  • Cố gắng sử dụng hình ảnh để “đơn giản hóa” và giải thích cho các chủ đề phức tạp, không nên lãng phí hình ảnh chỉ để trang trí
  • Sử dụng những hình ảnh có thể chạm đến cảm xúc của người học, tránh những hình ảnh chung chung, vô nghĩa.

2. Sử dụng hình minh họa và các biểu tượng

Những hình ảnh có sẵn trên internet không phải lúc nào cũng phù hợp và truyền tải được đúng sắc thái hay nội dung mà bài giảng e-learning của bạn hướng đến. Vì thế, sử dụng những hình vẽ minh họa và các biểu tượng là sự lựa chọn hoàn hảo để giúp người học hiểu được nội dung kiến thức mà bài giảng e-learning muốn truyền tải. Sau đây là các mẹo để sử dụng hình vẽ minh họa và các biểu tượng một cách hiệu quả:

  • Sử dụng hình ảnh minh họa khi bạn cần phải chỉ ra và giải thích các phần khác nhau của một đối tượng hoặc một quá trình, hoặc các phần kiến thức nhỏ cần được bóc tách và phân tích.
  • Sử dụng hình ảnh minh họa hoặc biểu tượng để thể hiện các mối quan hệ phức tạp giữa các phần kiến thức
  • Sử dụng các biểu tượng để sắp xếp nội dung một cách thông minh giúp người đọc dễ dàng nắm được nội dung bài giảng e-learning. Điều này giúp ngăn chặn sự phân tâm từ phía người đọc. Ví dụ: Sử dụng các gạch đầu dòng, các biểu tượng hoa thị để ngắt các ý,...

3. Sử dụng biểu đồ, đồ thị

Những hình ảnh trực quan như biểu đồ, đồ thị,... là các công cụ giải thích tuyệt vời cho các mối quan hệ phức tạp, những phân tích liên quan đến số liệu hay xu hướng của thị trường. Sử dụng những hình ảnh trực quan này còn giúp bài giảng e-learning thêm phần chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Các loại biểu đồ sau thường được lồng ghép trong các bài giảng e-learning để tăng hiệu quả đào tạo:

  • Biểu đồ hình cột
  • Biểu đồ hình tròn
  • Biểu đồ/ sơ đồ luồng dữ liệu

4. Sử dụng ảnh chụp màn hình

Đây là những công cụ trực quan tốt nhất để giải thích các quy trình và thao tác trên máy tính. Các bài giảng e-learning sử dụng ảnh chụp màn hình mang đến cho học viên những hướng dẫn tận tình và chi tiết để có thể ứng dụng vào trong thực tế một cách dễ dàng.

Ngoài ra bạn có thể nâng cấp những hình ảnh chụp màn hình của mình bằng cách thêm vào những ghi chú, những nút điều hướng để việc truyền đạt kiến thức thêm dễ dàng và hiệu quả.

5. Xây dựng “tính cách” cho ứng dụng giảng dạy trực tuyến

Sống trong kỷ nguyên số hóa, mọi quyết định của chúng ta đều ít nhiều tham khảo và bị tác động bởi những người xung quanh. Vì thế xây dựng “tính cách” cho bài giảng trực tuyến của riêng mình thông qua ngôn ngữ và hình ảnh sẽ khiến người học có cảm giác quen thuộc như đang được hướng dẫn bởi một giáo viên hay một chuyên gia nào đó. Xây dựng một hình mẫu tưởng tượng cho bài giảng e-learning của bạn còn giúp tăng cường sự kết nối và tình cảm giữa học viên với ứng dụng, từ đó việc đào tạo trực tuyến cũng trở nên có hiệu quả hơn. Phương pháp tạo nên “tính cách” của bài giảng e-learning là gì? tham khảo ngay những gợi ý sau:

  • Nghiên cứu kỹ nhân khẩu học của học viên để tìm hiểu về các loại tính cách mà họ yêu thích và cảm thấy thoải mái khi trò chuyện
  • Sử dụng các ký tự hoặc hình đại diện phù hợp để truyền tải những cảm xúc trong tin nhắn đến học viên. Đảm bảo rằng “nhân vật” của bạn nói một cách tự nhiên nhưng lôi cuốn

6. Sử dụng ảnh động (GIF)

Ảnh động giữ một vị trí quan trọng trong sự thành công của các bài giảng e-learning. Những ảnh động có thể tạo nên nhiều tác động đến học viên hơn là ảnh tĩnh thông thường. Hình ảnh động có nhiều tác dụng trong việc truyền tải những ý nghĩa, thông điệp, khơi gợi cảm xúc giống như video nhưng lại tiết kiệm băng thông và rút ngắn thời gian tải trang hơn video thông thường. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng những ảnh động vui nhộn để giải thích các bước của một quá trình hoặc đơn giản là khiến không khí buổi học thêm phần sôi nổi.

7. Sử dụng đồ họa thông tin

Trong quá trình sử dụng internet hàng ngày, bạn dễ dàng bắt gặp những đồ họa thông tin ở khắp mọi nơi. Từ việc giải thích các báo cáo, phân tích thông tin số liệu phức tạp cho đến việc kể một câu chuyện đơn giản. Điều này chứng minh rằng, đồ họa thông tin hữu ích và hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin trong nhiều tình huống khác nhau.

Cung cấp các đồ họa thông tin chi tiết và chỉn chu trong bài giảng e-learning giúp người đọc nắm được thông tin một cách nhanh chóng, đồng thời khiến bài giảng trực tuyến thêm phần chuyên nghiệp và thu hút.

8. Sử dụng tranh ảnh minh họa và truyện tranh

Thực tế đã chứng minh, truyện tranh có thể chạm vào đứa trẻ bên trong tâm hồn mỗi con người. Sử dụng truyện tranh trong bài giảng e-learning giúp truyền tải kiến thức một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, giảm bớt sự áp lực và nghiêm túc so với các cách truyền đạt kiến thức thông thường. 

Đối với những người có kỹ năng đọc hiểu hạn chế, việc sử dụng truyện tranh trong bài giảng e-learning còn giúp họ hiểu những kiến thức cần truyền đạt một cách dễ dàng và nhanh chóng. Trên thực tế, các tranh ảnh minh họa và truyện tranh có hiệu quả đến mức chúng thường được sử dụng trong các cơ sở y tế để truyền đạt thông tin đến các bệnh nhân.

9. Sử dụng các ghi chú

Những ghi chú ngắn gọn, nổi bật sẽ là cách trình bày thú vị hơn rất nhiều hình thức văn bản vốn đã trở nên nhàm chán. Sử dụng các ghi chú một cách thông minh trong bài giảng e-learning cho phép bạn hệ thống các kiến thức một cách tổng quát, đồng thời kết nối, liên hệ các phần kiến thức cùng nhau để tăng hiệu quả học tập. 

Bạn có thể tạo nên những ghi chú hút mắt mà không cần quá nhiều kiến thức về đồ họa và mỹ thuật. Chỉ với vài mũi tên, những dòng giải thích nho nhỏ cũng có thể khiến bài giảng e-learning thêm phần sinh động và thú vị.

10. Sử dụng phông chữ phù hợp

Bạn có biết rằng trên một trang web thông thường, “chữ” chiếm đến 90% thiết kế? Nếu thành thạo về việc sử dụng phông chữ, bạn có thể dễ dàng nâng cao tỷ lệ người người học đọc trọn vẹn phần văn bản trong bài giảng e-learning, thậm chí tăng cường khả năng xử lý thông tin và thu hút cảm xúc từ họ.

Tham khảo những lưu ý sau để chọn lựa phông chữ hoàn hảo cho bài giảng e-learning của mình:

  • Sử dụng phông chữ rõ ràng, dễ đọc và nổi bật so với các thành phần đồ họa khác trên màn hình.
  • Chơi với màu sắc, thu hút sự chú ý, cải thiện khả năng hiển thị và khả năng đọc của văn bản trên màn hình.
  • Tạo mối liên kết bổ trợ lẫn nhau giữa hình ảnh và văn bản để bài giảng thêm phần hài hòa.
  • Sử dụng yếu tố tương phản giữa các phông chữ khác nhau hoặc giữa văn bản và không gian trống để tập trung sự chú ý của người học. 

Đặc biệt: Sử dụng video để tăng hiệu quả đào tạo của bài giảng e-learning 

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao việc xem một video lại thú vị hơn nhiều việc xem một bài giảng powerpoint? Câu trả lời là con người bị thu hút bởi những hình ảnh hoạt động và câu chuyện mà các video mang lại. Có thể nói hình thức sử dụng video có thể phù hợp với hầu hết với các học viên khác nhau và các loại bài giảng e-learning khác nhau. Vậy lý do nên sử dụng video trong bài giảng e-learning là gì?

  • Định dạng quen thuộc: Thành công rực rỡ của YouTube, Vimeo và Vine chứng minh rằng ngày nay, mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi xem nội dung thông qua video hơn là đọc hoặc nghe nội dung đó.
  • Thú vị hơn các nội dung thông thường: Hình ảnh chuyển động có thể mang đến sức sống mới vào trong những nội dung buồn tẻ nhất. Video cung cấp cho bạn cơ hội để trình bày nội dung một cách hấp dẫn với nguyên liệu là các câu chuyện và tình huống thực tế.

Việc sử dụng video và các nội dung kể trên sẽ giúp bài giảng e-learning hiệu quả và thú vị hơn, giúp người đọc dễ dàng tập trung vào nội dung bài giảng e-learning và tiếp thu các kiến thức mới. Hi vọng với những gợi ý từ CLS.vn, bạn đọc có thể từ đó tạo nên nền tảng đào tạo trực tuyến thành công của riêng mình. Cảm ơn và hẹn gặp lại tại các bài viết tiếp theo!


Tin cùng danh mục Xem tất cả

9 Bước Triển Khai LMS Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Hiệu Quả
Hãy tìm hiệu lộ trình chi tiết giúp triển khai LMS cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua 9 bước, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu nguồn lựu và nâng cao hiệu quả đào tạo.
Hướng Dẫn: 5 Bước Chuyển Đổi Hệ Thống Quản Lý Học Tập Hiệu Quả
Hãy tìm hiểu 5 bước chuyển đổi hệ thống quản lý học tập một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp lựa chọn nền tảng đào tạo tối ưu và đảm bảo quá trình di chuyển LMS diễn ra suôn sẻ.
Đo Lường ROI: Chứng Minh Giá Trị Đầu Tư Đào Tạo Với LMS
Bài viết này sẽ hướng dẫn 3 bước đo lường ROI (Return on Investment - Lợi tức Đầu tư) của hệ thống đào tạo và chứng minh giá trị mà Cloud Learning System mang lại cho doanh nghiệp.
0942353993